Banner

Máy đo đường huyết loại nào tốt nhất?

Máy đo đường huyết loại nào tốt nhất ?

Tự theo dõi đường huyết là biện pháp giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và phòng các biến chứng do tiểu đường gây ra. Đặc biệt ở các bạn đang sử dụng Insulin, các phụ nữ có thai bị rối loạn đường huyết. Mặt khác, tự theo dõi đường huyết còn giúp bạn tránh được những cơn hạ đường huyết nguy hiểm. Bởi vì, có tự theo dõi đường huyết bạn mới có thể điều chỉnh kịp thời các tình huống bất lợi xảy ra.Tuy nhiên trước khi quyết định mua máy chúng ta cần xem xét kỹ để chọn được loại máy đo đường huyết phù hợp vì hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau của Mỹ, Đức, Nhật Bản...về mặt chất lượng tương đối đảm bảo, tuy nhiên 1 số loại máy sử dụng tương đối phức tạp vì phải xét code, và mỗi loại máy đo đường huyết thì cần một loại que thử hoàn toàn khác nhau. Nên khi mua máy đo đường huyết cần chọn thương hiệu đã phổ biến trên thị trường, đặc biệt nên mua ở những website có địa chỉ rõ ràng hoặc khu chuyên bán thiết bị y tế.

Để chọn được loại máy đo đường huyết tốt có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Độ chính xác và độ tin cậy của máy
- Dễ sử dụng
- Giá cả phù hợp
- Các phụ tùng đi kèm dễ tìm (như pin, các que thử có quá đắt không)
- Máy có lưu kết quả không. Và lưu được bao nhiêu.
- Thời gian cho kết quả.

Xét theo các tiêu chí trên thì hiện nay tại Việt Nam loại máy đo đường huyết Omron là loại máy có độ chính xác cao, với công nghệ Plasma máy không phải cài code mỗi khi sử dụng và có bút thử máu không đau đi kèm nên sử dụng tương đối dễ dàng và tiện dụng, hiển thị kết quả nhanh nên đặc biệt phù hợp với người già. Loại máy đo đường huyết này được sử dụng tương đối rộng rãi nên khi hết que thử hay pin...có thể tìm mua các phụ kiện này tại các cửa hàng thiết bị y tế.

Thông số quan trọng khác để lựa chọn máy đo đường huyết:

- Đơn vị đo máy đo đường huyết:


Hiện nay có các loại máy có 2 loại đơn vị đo là mg/dL hoặc mmol/L . mg/dL gấp 18 lần đơn vị đo của mg/dl. Trong đó mmol/l là đơn vị đo được sử dụng phổ biến ( thường được sử dụng trong bệnh viện). Việc sử dụng máy có đơn vị đo khác nhau không ảnh hưởng đến độ chính xác của máy nhưng loại máy có đơn vị đo là mmol/L được sử dụng nhiều trong bệnh viện hơn nên dễ dàng cho người bệnh khi theo dõi và báo cáo với bác sĩ.

- Máy đo đường huyết có phải cài mã code hay dùng chip cài code không?


Loại máy đời cũ mỗi khi sử dụng sang que thử có mã số khác thì người dùng phải cài lại mã code que thử lại cho máy, hoặc phải dùng chíp cài code mới cho lọ que thử mới. Đôi khi thao tác này hơi bất tiện cho người lớn tuổi. như loại máy One Call.

- Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ hoạt động máy đo đường huyết:

Nên lựa chọn máy có giải nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ hoạt động càng rộng càng tốt. Vì tại Việt Nam khí hậu có nhiệt độ thay đổi rất cao giữa các mùa. Nhiệt độ bảo quản càng rộng thì càng tiện lợi khi vận chuyển, và tiện cho người sử dụng khi bảo quản máy.

- Độ ẩm cho phép máy đo đường huyết:

Đây là một thông số đặc biệt quan trong với khí hậu Việt Nam. Ngày hè nóng bức tại miền Bắc độ ẩm có thể lên đến 90%, nên bạn chọn máy có độ ẩm hoạt động gần với độ ẩm tối đa tại Việt Nam thì càng tốt.

- Tỷ lệ hồng cầu (Hematocrit)máy đo đường huyết:

Đây là một chỉ số mà hầu hết các chuyên viên tư vấn khi bán máy đo đường huyết thường không giải thích rõ cho khách hàng. Ý nghĩa của chỉ số này là: Máy sẽ cho kết quả tin cậy với những mẫu máu có tỷ lệ hồng cầu trong giới hạn quy định. Người bệnh thường không biết chỉ số hồng cầu của mình nên về nguyên tắc thì chọn máy có tỷ lệ hồng cầu rộng.

- Kích thước mẫu máu trong máy đo đường huyết:

Nên chọn máy đo đường huyết có mẫu máu nhỏ nhât có thể để tránh mất nhiều máu trong cơ thể. Hiện nay mẫu máu nhỏ nhất là 0,5 microlit.

- Kích thước bộ nhớ máy đo đường huyết:

Bộ nhớ càng lớn thì bạn càng lưu được nhiều kết quả đo.Việc ghi lại kết quả đo kết hợp với sử dụng nhật ký theo dõi sẽ rất hữu ích cho bác sỹ chuẩn đoán tình trạng bệnh của bạn.

- Và cuối cùng là không nên bị mắc lừa với chiêu " Bảo Hành trọn Đời" vì nếu bảo hành trọn đời thì giá máy thường cao. Các nhà máy thường bảo hành 5 năm, vì thường sau 5 năm máy sẽ lạc hậu về công nghệ, nên sẽ thay thế máy khác. Thứ hai là chỉ bảo hành trọn đời khi còn nguyên tem của người bán. Thường thì tem này rất dễ rách và vỡ sau thời gian ngắn.

xem thêm tại đây

  • Tin tức liên quan :
  • Copyright 2019 Y Tế Đông Đô. All Rights Reserved.
    BACK TOP