Banner

Những lưu ý về bệnh huyết áp thấp

Hiện nay, huyết áp thấp cũng đang trở thành một bệnh khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 5-7 % dân số trưởng thành. Nữ giới thường mắc huyết áp thấp nhiều hơn nam giới khoảng 30 lần.

Thế nhưng nhiều người lại chỉ nghĩ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm và chủ quan khi mình bị huyết áp thấp mà không hề biết rằng huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế mà với những hiểu biết cơ bản về bệnh huyết áp thấp sẽ giúp cho chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Các dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Khi chỉ số huyết áp của cơ thể bạn dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp. Sức bóp cơ tim yếu, giảm trương lực mạch máu, đặc biệt các mạch máu nhỏ được biển hiện bằng giảm các giá trị huyết áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.

- Huyết áp thấp sinh lý : thường gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lân sàng.

Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên, ví dụ ở vận động chạy, bơi, đạp xa cự lý dài và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện sống thiếu oxy.

- Huyết áp thấp bệnh lý : thường được phân ra thành : tụt huyết áp cấp và huyết áp thấp mãn tính.

+ Tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất.

+ Huyết áp thấp mãn tính lại được chia ra : huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp nguyên pháp do giảm trương lực thần kinh mạch máu. Huyết áp thấp thứ phát - triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính hay ngộ độc như : viêm họng mãn, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi...

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch : đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi.

Quy tắc sống cho người huyết áp thấp

Về chế độ ăn uống

Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ nhưng người ta lại thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữ các bữa quá xa dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và dẫn tới tụt huyết áp.

Do đó, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa / ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh. Gầy quá huyết áp sẽ thấp.

Người huyết áp thấp cần chú ý các thực phẩm sau :

- Thịt, cá, trứng, đậu tương...các thực phẩm giàu đạm.

- Tăng cường ăn rau xanh và quả để thêm vitamin, chất xơ và chất khoáng cho cơ thể.

- Một số thức ăn, đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như : cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.

- Chất cafein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp nhưng chỉ nên uống 1-2 cốc, uống quá nhiều sẽ fây nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tốt nhất nên uống cà phê đặc, cà phê không tan tự pha. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày nên uống cùng với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc.

- Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Bình thường chúng ta ăn  từ 10 - 12g muối mỗi ngày, phòng và chữa bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn nửa số lượng trên, tức 5g mỗi ngày nhưng người huyết áp thấp nên ăn từ 12 - 15g, ăn mặn được bao nhiêu thì hy vọng nâng được huyết áp lên bấy nhiêu. Tất nhiên, không nên ăn mặn quá " không nuốt được".

- Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ) nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Tập luyện

Những người bị huyết áp thấp không thể đứng lâu một chỗ mà cần thiết phải vận động. Nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu biểu hiện là tim đập nhanh, yếu.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt.

Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2-3 lần ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, những người huyết áp thấp cần tránh tập các bài tập tèn sức mạnh tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn.

  • Tin tức liên quan :
  • Copyright 2019 Y Tế Đông Đô. All Rights Reserved.
    BACK TOP