Banner

Tiểu đường và phụ nữ mang thai

 1. Bị tiểu đường có nên sinh con không?

Nhiều người rất băn khoăn lo lắng và muốn có được câu trả lời tốt nhất là liệu có nên sinh con khi đang mắc đái tháo đường hay không? Nếu sinh con, con có bị mắc đái tháo đường hay không?

- Phần lớn những bệnh nhân bị đái tháo đường vẫn có thể sinh con được bình thường nhưng còn phải căn cứ vào bố và mẹ có bị mắc đái tháo đường không. Nếu chỉ bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường thuộc tuýp 2 thì khả năng con mắc bệnh của con là 15%, nhưng nếu cả bố và mẹ đều mắc thì con sinh ra khả năng mắc bệnh lên tới 75%.

Gene gây bệnh có thể tồn tại trong người của con bạn nhưng nên nhớ, dù có gene gây bệnh nhưng vẫn có thể bị hoặc không bị mắc bệnh do phụ thuộc vào lối sống sinh họat của bản thân. nếu có lối sống lành mạnh, luôn luôn vận động thể dục thể thao sẽ làm giảm được nguy cơ của bệnh đái tháo đường.

Cần kiểm tra bằng máy đo đường huyết tại nhà hoặc xét nghiệm máu tại bệnh viện ít nhất 1 năm/ lần. nếu có dấu hiệu mắc bệnh như tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều, cần kiểm tra ngay đường huyết của mình.

Với người mắc tiểu đường tuýp 2 ở tuổi rất trẻ (thời niên thiếu hoặc vị thành niên), đây là loại bệnh di truyền trội thì khả năng mắc bbệnh của con hoặc anh / chị em ruột sẽ vào khoảng 50%. Còn với những người sinh đôi nếu khác trứng thì 1 người bị bệnh thì người kia có 10% khả năng bị mắc, nếu sinh đôi cùng trứng thì tỉ lệ mắc bệnh đến 90%.

- Nếu người mẹ bị tiểu đường tuyp 1 thì khả năng truyền cho con là khá thấp.

2. Những người bị mắc bệnh tiểu đường tiểu đường nếu sinh con nên lưu ý những điều sau :

- Giữ mức đường huyết ổn định rồi mới nghĩ đến việc sinh con, khi mang bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý nhất là trong 3 tháng đầu cần kiểm soát đường huyết ở mức tốt nhất.

- Nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra dị tật thai nhi đến 22%.

- Khi bị bệnh đái tháo đường nên nói với bác sỹ để có được lời khuyên đúng đắn nhất.

- Điều chỉnh mức độ glucose trong máu phù hợp từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 là điều quan trọng đối với phụ nữ bị tiểu đường. 

- Thời điểm 3 tháng đầu thai lỳ là thời gian quan trọng cho sự hình thánh các cơ quan quan trọng trong cơ thể bé, do vậy nếu không kiểm soát được lượng đường tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như : sinh non, sẩy  thai, dị tật, trẻ lớn bất thường, hàm lượng đường trong máu thấp khi sinh, bệnh vàng da, gặp các vấn đề về hô hấp.

- Vì vậy sẽ  thật sự nguy hiểm nếu phụ nữ có hàm lượng glucose trong máu cao trong suốt thời kỳ mang thai. Do vậy, nên làm những xét nghiệm, kiểm tra, đảm bảo có đủ sức khỏe để sẵn sàng mang thai.

3. Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ

- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường thì người mẹ cũng có khả năng mắc bệnh này.

- Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu.

- Thai nhi qúa to có thể phát hiện trên siêu âm.

- Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ...

- Nước tiểu bị kiến bâu đến nhiều.

Lưu ý : để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không thì các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ để có được sự hướng dẫn và can thiệp kịp thời.

  • Tin tức liên quan :
  • Copyright 2019 Y Tế Đông Đô. All Rights Reserved.
    BACK TOP